Năm 2013 Wikipedia:Wikipedia_tiếng_Việt_được_dùng_làm_nguồn_cho_báo_chí

Tháng 10

15/10: Báo Thanh Niên điện tử, cuối bài Dở cười chuyện Tao Đàn bị 'ma ám' và 'ghê rợn nhất thế giới' có trích thông tin ngắn của mục từ Công viên Tao Đàn trên Wikipedia tiếng Việt, có ghi nguồn.

Tháng 4

2/4: Báo Lao Động Kỳ lạ hoa ưu đàm mọc trên cành sen ở Kim Điện Đại Nam trích dẫn bài Hoa Ưu Đàm "Trong Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ghi rõ: Hoa ưu đàm - còn gọi là ưu đàm bát la, ưu đàm ba la, ưu đàm bạt la, ưu đàm bà la, ô đàm bà la, ô đàm la, ưu đàm bát. Ưu đàm, ô đàm là phiên âm Hán-Việt của từ "udumbara" trong tiếng Phạn hay tiếng Pali- có nghĩa là “loài hoa linh thiêng mang điềm lành từ Trời”", "Kinh văn nhà Phật đều có nói về loài hoa ưu đàm thường tượng trưng cho những gì hiếm có khác thường, chỉ trên tiên giới, không có ở trần gian. Hoa chỉ xuất hiện khi có Đức Phật hay vị Kim luân vương, Chuyển luân Thánh vương xuất hiện, đó là điềm lành hiếm có của nhân gian. Có hai giả thuyết khác nhau về việc nó nở ra sao. Một cho rằng, loài hoa chỉ nở 3.000 năm một lần. Thuyết khác lại cho rằng nó nở 12 năm một lần để báo hiệu. Việc đề cập thời gian nở của hoa ưu đàm 3.000 năm một lần mang ý nghĩa biểu tượng hơn là nghĩa thực của nó. Kinh Phật có ghi vào thời khắc Đức Thích Ca Mâu Ni ra đời có hoa ưu đàm nở, tức là thể hiện sự hiếm hoi lắm nhân loại mới gặp được một vị phật tại thế."

Tháng 3

29/3: Báo Tuổi Trẻ, bài Mạng xã hội: cuộc chơi không đơn giản của Đức Thiện trích dẫn bài mạng xã hội: "Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa MXH (social network) là dịch vụ nối kết các thành viên có cùng sở thích trên Internet, với nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian và thời gian".

Tháng 2

Báo VnExpress đăng bài Những loài rắn độc ở Việt Nam, đoạn về Rắn lục đầu bạc Azemiops feae và Rắn lục Trùng Khánh Protobothrops trungkhanhensis có sử dụng nội dung tại Wikipedia tiếng Việt, 1 trong 2 có ghi nguồn.

Tháng 1

  • Báo điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông khi đăng bài "Người Rục Việt Nam lọt top 10 bộ lạc bí ẩn nhất thế giới" ngày 26/01/2013 có viết "Theo Wikipedia, người Chứt (còn gọi là người Rục) là một dân tộc ít người sinh sống tại Lào và Việt Nam". Thậm chí, phóng viên Bình An còn bê nguyên câu "Tộc người Rục được một tiểu đội công an Quảng Bình phát hiện vào ngày 12/8/1959 trong hang sâu tại vùng hang động Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc xã Thượng Hóa huyện Minh Hóa (Quảng Bình) gồm 11 hộ với 34 người"; "quen ở hang sâu, săn bắt, hái lượm, nhưng họ cũng có một cuộc sống tinh thần phong phú với những nhạc cụ núi rừng như đàn trơ bon, đàn môi, sáo dọc và làn điệu cà lưm cà lềnh"; "Trong hơn 40 năm, người Rục đã làm một cuộc hành trình về với cộng đồng. Đến cuối năm 2006, nhân khẩu đã lên đến 414 người và được phân bố trong bốn bản Phú Minh, Ón, Yên Hợp và Mò O - Ồ Ồ thuộc xã Thượng Hóa, ở xen với các tộc như Sách, Mày, Kinh. Số liệu năm 2009 số lượng nhân khẩu có khoảng 600 người".
  • Báo Thể thao & Văn hóa với bài Cầu thủ Việt kiều: Không thiếu! đăng lại danh sách cầu thủ gốc Việt ngày 11/1/2013.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Wikipedia:Wikipedia_tiếng_Việt_được_dùng_làm_nguồn_cho_báo_chí http://209.85.129.104/search?q=cache:tEH1YWj4KDUJ:... http://www.binhduongnews.com/detail.aspx?Kind=14&I... http://www.isvn20.com/dulich/viet-nam-que-huong-to... http://www.mangdulich.com http://www.mangdulich.com/vietnam-tourism/2010/mod... http://www.nguoi-viet.com/little-saigon/little-sai... http://rfavietnam.com/node/3472 http://www.vaigoc2009.com/tabid/184/VenueID/1/lang... http://public.wsu.edu/~brians/errors/comprised.htm... http://phimanh.net/News/Tin-tuc/2007/07/3B9AE8B7